Khi ta cảm nhận được vị ngọt của cafe , vị nhạt của rượu thì ta đã mất đi rất nhiều thứ…
Được và mất, đó là cuộc sống. Cuộc sống, khởi đầu với sự hòa hợp của đấng sinh thành, kết thúc với cõi vĩnh hằng, cũng luôn là một vòng xoáy xoay quanh biên giới của được và mất. Và mất, bao giờ cũng khó chấp nhận hơn là được, mất bao giờ cũng đi kèm với luyến tiếc, buồn bã, thất vọng, và thậm chí, phẫn uất…
Khi bạn được sinh ra và cất tiếng khóc chào đời, bạn mất đi sự bảo vệ an toàn bên trong cơ thể một người khác – mẹ bạn.
Khi bạn lên một, bạn đánh mất sự dễ dàng bản năng trong cuộc sống của mình, từ lúc này bạn phải học té ngã để biết đi, và uốn lưỡi để tập nói.
Khi bạn lên hai, bạn đánh mất sự an toàn giữa những người thân. Bạn phải tập quen với những người xa lạ ở nhà chăm sóc trẻ, hay là được thuê để chăm nom bạn thay cho bố mẹ.
Khi bạn lên ba, bạn đánh mất món đồ chơi mà bạn thích nhất. Lần đầu bạn biết đến cảm giác mất mát khi phải xa thứ mà bạn yêu quý.
Khi bạn lên 5, bạn bị cô giáo phạt roi. Và bạn biết là đã đánh mất quyền không phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Năm bạn 13, bạn đánh mất “mối tình đầu” của mình. Lần đầu tiên bạn biết thế nào là “mất không chỉ một người bạn”.
Năm bạn 15, bạn vỡ giọng, cao lên vùn vụt, và bạn đánh mất tuổi thơ của mình.
Năm bạn 18, bạn trượt trong kỳ thi đại học, và lần đầu tiên không làm được việc mà (bạn nghĩ là) mọi người khác làm được. Bạn đánh mất niềm tin vào chính mình.
Năm bạn 20, năm đầu tiên đi học xa nhà. Bạn biết là đã đánh mất sự bảo bọc của bố mẹ, đánh mất sự an toàn tuyệt đối mà trước giờ bạn luôn tìm mọi cách phủ nhận.
Năm bạn 22, cuộc sống xa gia đình khiến bạn trưởng thành lên nhiều. Và bạn đánh mất hoàn toàn thơ ngây để một mình, chống chọi vì chính cuộc đời của mình.
Năm bạn 23, bạn có mối tình “nghiêm túc” đầu tiên, cùng với nó, bạn đánh mất đáng kể tự do của mình. Từ bây giờ bạn phải chiều chuộng thêm một người ngoài bản thân mình, học cách để bớt ích kỷ và nghĩ cho người khác.
Năm bạn 25, tốt nghiệp đại học và bước vào đời. Bạn bước qua quãng thời gian trên ghế nhà trường, hụt hẫng khi mất tất cả những quyền lợi mà bạn mặc nhiên được hưởng khi còn đi học. Bạn hoang mang.
Năm bạn 26, thất bại đầu tiên trong công việc. Bạn đánh mất sự nhiệt huyết và chút non nớt tuổi trẻ còn lại. Từ bây giờ bạn phải học cách để đè bẹp người khác.
……….
Và khi bạn chết đi ở tuổi 80, bạn đánh mất chính cuộc đời mình, vĩnh viễn, để lại nỗi tiếc thương cho tất cả những ai yêu thương bạn, hay thậm chí, mới chỉ biết đến tên bạn.
Cuộc đời là như thế, bạn luôn luôn đánh mất thứ gì đó. Dù bạn cố tình vứt mất, bị người khác lấy đi, hay đơn giản chỉ vì cuộc sống phải thế, xin đừng buồn tiếc nhiều quá. Và cũng đừng níu kéo, vì rằng, “không thể giữ chân điều gì nếu nó đã muốn ra đi”, do vậy, hãy yêu thương khi bạn còn có nó. Và khi một người bạn yêu đã bị “đánh mất”, hãy nghĩ về người ấy với những điều tốt đẹp nhất, đáng yêu nhất. Ngay khi bạn có thể, hãy cố gắng nhớ lại mười điều về người đó, nhưng đừng viết ra giấy, hãy để nó trong trái tim bạn để luôn nhớ về điều đã đánh mất, và để thêm yêu thương những điều bạn đang có.
(Sưu Tầm)
Được và mất, đó là cuộc sống. Cuộc sống, khởi đầu với sự hòa hợp của đấng sinh thành, kết thúc với cõi vĩnh hằng, cũng luôn là một vòng xoáy xoay quanh biên giới của được và mất. Và mất, bao giờ cũng khó chấp nhận hơn là được, mất bao giờ cũng đi kèm với luyến tiếc, buồn bã, thất vọng, và thậm chí, phẫn uất…
Khi bạn được sinh ra và cất tiếng khóc chào đời, bạn mất đi sự bảo vệ an toàn bên trong cơ thể một người khác – mẹ bạn.
Khi bạn lên một, bạn đánh mất sự dễ dàng bản năng trong cuộc sống của mình, từ lúc này bạn phải học té ngã để biết đi, và uốn lưỡi để tập nói.
Khi bạn lên hai, bạn đánh mất sự an toàn giữa những người thân. Bạn phải tập quen với những người xa lạ ở nhà chăm sóc trẻ, hay là được thuê để chăm nom bạn thay cho bố mẹ.
Khi bạn lên ba, bạn đánh mất món đồ chơi mà bạn thích nhất. Lần đầu bạn biết đến cảm giác mất mát khi phải xa thứ mà bạn yêu quý.
Khi bạn lên 5, bạn bị cô giáo phạt roi. Và bạn biết là đã đánh mất quyền không phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Năm bạn 13, bạn đánh mất “mối tình đầu” của mình. Lần đầu tiên bạn biết thế nào là “mất không chỉ một người bạn”.
Năm bạn 15, bạn vỡ giọng, cao lên vùn vụt, và bạn đánh mất tuổi thơ của mình.
Năm bạn 18, bạn trượt trong kỳ thi đại học, và lần đầu tiên không làm được việc mà (bạn nghĩ là) mọi người khác làm được. Bạn đánh mất niềm tin vào chính mình.
Năm bạn 20, năm đầu tiên đi học xa nhà. Bạn biết là đã đánh mất sự bảo bọc của bố mẹ, đánh mất sự an toàn tuyệt đối mà trước giờ bạn luôn tìm mọi cách phủ nhận.
Năm bạn 22, cuộc sống xa gia đình khiến bạn trưởng thành lên nhiều. Và bạn đánh mất hoàn toàn thơ ngây để một mình, chống chọi vì chính cuộc đời của mình.
Năm bạn 23, bạn có mối tình “nghiêm túc” đầu tiên, cùng với nó, bạn đánh mất đáng kể tự do của mình. Từ bây giờ bạn phải chiều chuộng thêm một người ngoài bản thân mình, học cách để bớt ích kỷ và nghĩ cho người khác.
Năm bạn 25, tốt nghiệp đại học và bước vào đời. Bạn bước qua quãng thời gian trên ghế nhà trường, hụt hẫng khi mất tất cả những quyền lợi mà bạn mặc nhiên được hưởng khi còn đi học. Bạn hoang mang.
Năm bạn 26, thất bại đầu tiên trong công việc. Bạn đánh mất sự nhiệt huyết và chút non nớt tuổi trẻ còn lại. Từ bây giờ bạn phải học cách để đè bẹp người khác.
……….
Và khi bạn chết đi ở tuổi 80, bạn đánh mất chính cuộc đời mình, vĩnh viễn, để lại nỗi tiếc thương cho tất cả những ai yêu thương bạn, hay thậm chí, mới chỉ biết đến tên bạn.
Cuộc đời là như thế, bạn luôn luôn đánh mất thứ gì đó. Dù bạn cố tình vứt mất, bị người khác lấy đi, hay đơn giản chỉ vì cuộc sống phải thế, xin đừng buồn tiếc nhiều quá. Và cũng đừng níu kéo, vì rằng, “không thể giữ chân điều gì nếu nó đã muốn ra đi”, do vậy, hãy yêu thương khi bạn còn có nó. Và khi một người bạn yêu đã bị “đánh mất”, hãy nghĩ về người ấy với những điều tốt đẹp nhất, đáng yêu nhất. Ngay khi bạn có thể, hãy cố gắng nhớ lại mười điều về người đó, nhưng đừng viết ra giấy, hãy để nó trong trái tim bạn để luôn nhớ về điều đã đánh mất, và để thêm yêu thương những điều bạn đang có.
(Sưu Tầm)